22 tháng 4, 2018

Cách viết tự truyện hay (phần 2)


Sau khi đã tổng quan được mọi thứ cần thiết cho cuốn tự truyện của bạn, bước kế tiếp bạn sẽ phải làm gì? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của hướng dẫn viết tự truyện. (Xem phần 1 tại đây)

1.Tạo một cốt truyện bao quát


Bây giờ, khi đã biết nội dung muốn đưa vào tự truyện, bạn hãy nghĩ về kết cấu của câu chuyện. Cũng như bất cứ cuốn truyện hay nào, cuốn tự truyện của bạn cũng cần một cốt truyện hấp dẫn. Hãy sử dụng các chất liệu mà bạn có để tạo nên một câu chuyện lý thú hướng đến cao trào và cuối cùng là giải quyết xung đột. Bạn có thể tạo ra một cốt truyện bằng cách sắp xếp và kết nối những ký ức cũng như các giai thoại để mạch truyện trôi chảy một cách hợp lý.
Xung đột chính của câu chuyện là gì? Trở ngại lớn nhất trong cuộc đời mà bạn phải mất nhiều năm để vượt qua hoặc đương đầu là gì? Có thể đó là một căn bệnh hồi bạn còn nhỏ, một mối quan hệ nhiều rắc rối, một loạt những trở ngại trong sự nghiệp, một mục tiêu mà bạn phấn đấu hàng chục năm để đạt được hoặc bất cứ vấn đề nào. Tìm xem những cuốn sách và bộ phim mà bạn yêu thích để có thêm những ví dụ về sự xung đột.
Tạo sự căng thẳng và gay cấn. Sắp xếp sao cho có một loạt những câu chuyện dẫn đến cao trào của xung đột. Nếu xung đột trong tự truyện của bạn là việc phấn đấu đạt được mục tiêu thi đấu ở thế vận hội, bạn hãy dẫn dắt câu chuyện đến cao trào bằng những thành công nhỏ và nhiều lần thất bại. Bạn cần phải để người đọc tò mò muốn hỏi, rồi cô ấy có đạt được không? Anh ấy có làm được không? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
Tạo cao trào. Câu chuyện của bạn sẽ tiến triển đến khi xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm. Ngày thi đấu đã đến, cuộc đối đầu với đối thủ lớn nhất của bạn, thói đam mê cờ bạc đã hạ gục bạn, bạn mất hết tiền – và bạn đã sáng mắt ra.
Kết thúc bằng việc giải quyết xung đột. Hầu hết các cuốn tự truyện đều có kết thúc có hậu, vì người viết truyện đang sống để kể lại câu chuyện – và hy vọng cuốn truyện được xuất bản. Ngay cả khi cái kết không vui lắm thì bạn cũng nên làm vừa ý người đọc. Theo một cách nào đó thì bạn đã đạt được mục tiêu của mình hoặc chiến thắng cuộc thi. Thậm chí cả khi thất bại thì bạn cũng đã hiểu chuyện và khôn ngoan hơn.

2.Xác định thời gian bắt đầu câu chuyện


Bạn có thể đi vào câu chuyện theo trình tự thời gian, bắt đầu khi bạn chào đời và kết thúc với thời hiện tại, nhưng nghệ thuật đảo trình tự thời gian có thể giúp cho cuốn truyện của bạn lý thú hơn.
Bạn có thể đóng khung toàn bộ cuốn tự truyện với những suy nghĩ hiện tại và kể lại câu chuyện qua một loạt những cảnh hồi tưởng.
Bạn cũng có thể mở đầu truyện bằng một khoảnh khắc xúc động thời ấu thơ, đi ngược lại quá khứ để kể câu chuyện về truyền thống của gia đình bạn, tiến đến những năm đại học và bước vào câu chuyện về sự nghiệp, xen vào đó là những giai thoại thời thơ bé để tạo vài nét chấm phá hài hước nhẹ nhàng.

3.Đưa chủ đề vào câu chuyện


Dùng các chủ đề chính trong cuộc sống của bạn để đan kết các câu chuyện với nhau, nối liền quá khứ và hiện tại. Ngoài xung đột chính, còn có những chủ đề nào theo suốt bạn trong cuộc sống? Tình cảm gắn liền với những ngày lễ nào đó, một nơi chốn thân thương mà bạn thăm lại nhiều lần, một chàng trai khiến con tim bạn đập rộn ràng, một đời sống tinh thần phong phú mà bạn thường đắm mình trong đó. Hãy đưa các chủ đề trên vào để vẽ nên bức tranh dính kết của cuộc đời bạn để tạo thành cuốn tự truyện.

4.Lùi lại một bước để suy tưởng


Bạn đang ghi chép lại những bài học của cuộc đời mình, nhưng bạn đã học được điều gì từ chúng? Những dự định, ước mơ, cảm giác mất mát, vui sướng, sự khôn ngoan tích lũy được và những ý nghĩ nội tâm khác nên được đưa vào xuyên suốt câu chuyện. Việc dừng mô tả các hành động trong truyện để nghiền ngẫm ý nghĩa của mọi điều là một cách hay để cuốn tự truyện của bạn thêm sâu sắc.

5.Chia thành nhiều chương để tạo kết cấu truyện

Các chương trong truyện rất hữu ích vì chúng cho phép bạn chuyển sang bàn luận về các giai đoạn và sự kiện trong cuộc đời. Chẳng phải chúng ta thường nói rằng “khép lại một chương” hoặc ”mở ra một chương mới trong cuộc đời” đó sao, và điều đó càng thích hợp khi nói đến tự truyện. Các chương được ngắt ra trong truyện cho phép bạn bỏ qua mười năm kế tiếp, lùi lại quá khứ, hoặc bắt đầu một chủ đề mới mà không khiến người đọc quá bối rối.
Cân nhắc kết thúc chương tại điểm xúc động hoặc gay cấn để người đọc háo hức xem tiếp chương sau.
Phần mở đầu của các chương là cơ hội để nhìn lại toàn cảnh về quá khứ, mô tả bối cảnh và tạo nên sắc thái cho những chuyện xảy ra sau đó.


     Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

0 comments:

Đăng nhận xét