Xin mời các bạn theo dõi hướng dẫn viết tự truyện phần cuối. Xem phần đầu tại đây.
Kiểm tra kỹ ngày tháng, tên, chi tiết các sự kiện và các vấn đề
khác trong cuốn sách để chắc chắn rằng bạn đã mô tả đúng. Tuy rằng đây là câu
chuyện cuộc đời của bạn, bạn vẫn không nên đưa ra những thông tin sai lạc về
những sự kiện đã xảy ra sẽ làm cuốn tự truyện mất đi yếu tố thật.
Bạn có thể phóng đại một chút về những mục tiêu và dự định của riêng
bạn, nhưng đừng thêu dệt nên những mẩu đối thoại với những con người thật, hoặc
tạo ra một phiên bản khác của những sự kiện thực sự đã xảy ra. Tất nhiên là
không ai có thể nhớ mọi việc một cách hoàn hảo, nhưng bạn nên phản ánh đúng
hiện thực bằng hết khả năng của mình.
Xin phép sử dụng tên người hoặc trích dẫn lời nói của những người khác
nếu bạn đưa vào cuốn tự truyện. Một số người có thể không thích xuất hiện như
một nhân vật trong tự truyện của người khác, và bạn nên tôn trọng điều đó bằng
cách thay đổi lối diễn tả hoặc đổi tên của họ nếu cần thiết.
Khi cuốn tự truyện đầu tiên đã hoàn thành, bạn hãy xem lại toàn bộ và gọt giũa lại. Sắp xếp lại
các đoạn văn, thậm chí cả các chương nếu cần thiết. Trau chuốt lại cách dùng từ
và diễn đạt lại câu chữ sao cho rõ ràng và thú vị hơn. Sửa các lỗi ngữ pháp và
chính tả.
3.Chia sẻ cuốn tự truyện với những
người khác
Giới thiệu cuốn tự truyện của bạn với câu lạc bộ đọc sách
hoặc một người bạn để biết những quan điểm của người bên ngoài. Những câu chuyện
mà bạn cảm thấy thú vị có thể lại nhạt nhẽo đối với người khác. Bạn hãy thu thập
phản hồi từ nhiều người nếu có thể để có một cái nhìn rõ hơn về việc sách của bạn
đã truyền đến người đọc như thế nào.
Nếu nhiều người đề nghị cắt một phần
nào đó, bạn hãy nghiêm túc cân nhắc đến điều này.
Cố gắng thu thập các ý kiến của những
người ngoài vòng gia đình hoặc bạn bè, những người mà bạn biết rằng có thể chia
sẻ cảm xúc hoặc có thiên kiến – nhất là khi họ xuất hiện trong tự truyện của bạn.
Một biên tập
viên giỏi sẽ giúp câu chữ của bạn rõ ràng khúc chiết hơn và những phần mờ nhạt
sẽ sáng sủa hơn. Cho dù bạn dự định nhờ một nhà xuất bản in cuốn sách hay
tự mình xuất bản thì việc nhờ người chuyên nghiệp gọt giũa lại trong giai đoạn
cuối của tiến trình viết tự truyện cũng sẽ không bao giờ thừa.
Tựa đề phải
phù hợp với giọng văn và phong cách của cuốn tự truyện, ngoài ra phải thu hút sự
chú ý và khơi gợi sự hứng thú của người đọc. Đặt tựa đề ngắn và dễ nhớ thay vì
dài dòng và khó hiểu. Bạn có thể đặt tựa đề bằng tên của bạn kèm theo "Tự truyện
của tôi”, hoặc chọn tựa đề ít trực tiếp hơn. Sau đây là một vài tựa đề của các
tự truyện nổi tiếng và nắm bắt được nội dung câu chuyện một cách hoàn hảo:
· Bossy Pants, (tạm dịch: “Kẻ hách dịch”) của
Tina Fey
· My Confession, (Lời xưng tội của tôi) của Leo
Tolstoy
· A Long Walk to Freedom (Hành trình dài đến tự do) của
Nelson Mandela
· The Sound of Laughter (tạm dịch: Âm thanh tiếng cười)
của Peter Kay
6.Thực hiện các bước tự xuất bản
sách
Dù không nghĩ đến việc bán sách cho công chúng, có lẽ bạn vẫn muốn cuốn
tự truyện của mình được thiết kế và in ấn để lưu giữ, tặng người thân và những
người được nhắc đến trong tự truyện. Bạn có thể tìm các công ty có dịch vụ thiết kế,
in ấn và vận chuyển, đồng thời quyết định nên đặt bao nhiêu bản. Nhiều
công ty có thể cho ra sản phẩm không thua kém gì những cuốn sách được in bởi
các nhà xuất bản truyền thống.
Nếu không muốn trả tiền cho dịch vụ
xuất bản, bạn vẫn có thể có một cuốn sách đẹp bằng cách đem ra tiệm photocopy để
in và đóng sách.
7.Cân nhắc tìm một người đại diện văn học (đại diện cho
nhà văn)
Nếu bạn muốn xuất bản tự truyện của mình và đưa ra công chúng thì việc tìm sự hỗ trợ của người đại
diện văn học có thể mở đường cho bạn. Tìm những người đại diện văn học chuyên về
tự truyện và gửi cho họ một bức thư đề xuất với các thông tin về cuốn sách của
bạn, về bản thân bạn và lý do cho thấy tại sao sách của bạn đáng chú ý.
Mở đầu thư đề xuất bằng lời giới
thiệu chặt chẽ và súc tích, mô tả những điểm sáng của cuốn sách. Nêu đúng thể
loại sách và diễn tả điều gì sẽ khiến cuốn sách của bạn nổi bật. Nói với người
đại diện về lý do bạn nghĩ rằng họ là người thích hợp để đem sách của bạn đến
giới thiệu với các nhà xuất bản.
Gửi vài chương sách cho những người
đại diện nào tỏ ra quan tâm.
Ký hợp đồng với một người đại diện
mà bạn tin tưởng. Nhớ đọc kỹ hợp đồng và kiểm tra lịch sử của họ trước khi đặt
bút ký bất cứ thứ gì.
8.Gửi thư đề xuất trực tiếp đến các nhà
xuất bản
Nếu không muốn mất thời gian tìm người đại diện, bạn có thể gửi thư thẳng
đến các nhà xuất bản xem thử nơi nào có hứng thú. Tìm kiếm những nhà xuất bản
chuyên xuất bản sách cùng thể loại. Đừng gửi toàn bộ bản thảo ngay; bạn nên chờ
thư yêu cầu gửi bản thảo từ nhà xuất bản.
Nhiều nhà xuất bản không nhận các bản
thảo hoặc các thư đề xuất không được yêu cầu. Đảm bảo chỉ gửi thư đến các nhà
xuất bản đồng ý tiếp nhận.
Nếu nhà xuất bản quyết định tiến tới
thương thảo với bạn, bạn sẽ cần ký hợp đồng và đặt lịch trình biên tập, thiết kế,
sửa bản thảo và cuối cùng là xuất bản tự truyện của bạn.
9.Tìm cách xuất bản cuốn sách của bạn trên
internet.
Đây là một xu hướng ngày càng được ưa chuộng trong việc xuất bản sách và
là một cách tuyệt vời để tiết kiệm chi phí in và vận chuyển sách. Bạn có thể
tìm kiếm các nhà xuất bản sách trực tuyến cùng thể loại, gửi thư đề xuất, tiến
tới biên tập và xuất bản sách của bạn.
Chú ý:
·
Viết câu chuyện của bạn sao cho sinh động,
nhưng đừng sa đà trong các chi tiết không quan trọng. Mặc dù bạn muốn cuốn tự truyện của mình đáng nhớ, nhưng bạn cũng cần phải làm sao cho câu chuyện không
trở nên buồn chán. Việc đưa vào truyện quá nhiều chi tiết - liệt kê tất cả những
người có mặt ở buổi tiệc hoặc mô tả mọi sự kiện trong từng ngày - sẽ khiến cuốn
truyện của bạn bị sa lầy.
·
Cuốn tự truyện của bạn có thể bao gồm lời đề
tặng, lời tựa, các con số thống kê quan trọng, bảng trình tự thời gian, cây gia
phả và lời bạt.
·
Nếu mục đích cuốn tự truyện của bạn là truyền
lại cho đời sau, bạn nên cân nhắc đưa vào những vật kỷ niệm (ví dụ như hình
ảnh, vật gia truyền, huy hiệu, vật lưu niệm, thư từ, v.v…) và định dạng cuốn tự
truyện của bạn như một quyển sổ lưu niệm. Tất nhiên là bạn không thể sao chép
tất cả các vật kỷ niệm đi kèm, vì vậy bạn vẫn cần phải cân nhắc xem nên làm gì
với bản gốc của bạn và các vật khác, chẳng hạn như các huy hiệu hoặc vật gia
truyền có kích thước lớn.
·
Nếu bạn không có khiếu viết lách hoặc chỉ cần
ai đó giúp bạn sắp xếp các ý tưởng, bạn có thể cân nhắc tìm một người viết thuê
hoặc người chuyên viết tiểu sử cá nhân. Đây là cách mà các ngôi sao nổi tiếng
thường làm. Ngoài ra còn có phần mềm cho phép bạn đánh máy câu trả lời vào các
mẫu có sẵn trong máy tính, do đó cũng giải quyết được vấn đề về chữ viết. Nhiều
người chọn cách đánh máy trực tiếp vào mẫu trên mạng.
Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!